Xây dựng chiến lược dinh dưỡng hợp lý và khoa học sẽ giúp con có cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy năng lượng và phát triển cân đối.

Dưới đây là 4 chiến lược dinh dưỡng mà Tiến sĩ – chuyên gia dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe John Berardi – người sáng lập tổ chức Dinh dưỡng trực tuyến Precision Nutrition lớn nhất trên thế giới gợi ý cho bố mẹ.

1. Chọn thực phẩm nguyên chất, hạn chế đồ ăn công nghiệp

Ăn quá nhiều đường sẽ gây hội chứng rối loạn vị giác, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và kháng insulin. Trong khi đó, nhiều đồ ăn cho trẻ em hiện nay chứa nhiều đường như các loại ngũ cốc ăn sáng, sữa chua, nước trái cây, bánh kẹo…

Trẻ con thường thích ăn đồ ngọt, lại rất hay bắt chước thấy người khác ăn gì mình cũng muốn ăn vì thế, nhiều trẻ thường bắt bố mẹ mua cho mình các món ăn được quảng cáo trên tivi. Tuy nhiên, bố mẹ cần lưu ý rằng, dù thực phẩm được giới thiệu “an toàn cho bé” nhưng bạn cũng cần đọc kĩ nhãn mác, thành phần và hàm lượng dinh dưỡng của sản phẩm trước khi cho trẻ sử dụng.


Đường, dầu đã qua chế biến, chất phụ gia… luôn tiềm ẩn trong các loại đồ ăn của bé.

Chế độ dinh dưỡng hợp lý nhất là thay vì uống nước ép trái cây đóng chai, hãy cho bé ăn trái cây tươi, thay bột ngũ cốc pha sẵn bằng yến mạch, thay sữa chua có hương vị bằng sữa chua thường, sữa socola bằng sữa thường.

Đặc biệt lưu ý tạo cho trẻ thói quen uống đủ nước mỗi ngày, đó vừa là giải pháp giải khát không chứa đường, vừa có một lượng khoáng chất nhất định tốt cho sức khỏe trẻ.

Và cũng đừng quên cho trẻ uống đủ nước mỗi ngày. Nước là chất lỏng giải khát không đường, không những làm sạch răng miệng mà còn bổ sung 1 lượng khoáng chất hợp lý.

2. Tăng cường rau xanh, gỡ rối các trường hợp phổ biến

Do tâm lý “sính” thực phẩm giàu đạm và xem nhẹ rau xanh của bố mẹ từ giai đoạn ăn dặm, nhiều trẻ Việt lớn lên thường không thích ăn rau. Việc lười ăn rau dẫn đến thiếu chất như sắt, vitamin A, iốt, kẽm và các loại vitamin nhóm B.

Vậy, giải pháp trong trường hợp này là gì?

Quan trọng nhất là sự linh hoạt, khéo léo và chịu khó mày mò của mẹ bởi có rất nhiều cách kết hợp rau củ vào bữa ăn cho trẻ. Mẹ có thể kết hợp chế biến thành nhiều món cho bé như nướng bánh kèm thêm rau củ, canh rau củ thập cẩm, salad, tạo hình các nhân vật đáng yêu… Trang trí bắt mắt, cho trẻ ăn rau trước các món con thích lúc con đang đói sẽ hiệu quả hơn.

Ngoài ra, mẹ có thể cho bé cùng tham gia vào việc chuẩn bị để vừa giúp trẻ nhận biết các loại rau củ, quá trình chế biến, tác dụng… vừa giúp trẻ hào hứng hơn trước bữa ăn là “thành quả” lao động của mình.

Nếu bé không thích và không thể ăn rau, mẹ có thể thử thay đổi sang các loại quả dễ ăn và giàu dưỡng chất như bơ, cam, quýt… cho con ăn thêm trứng, đậu nành, đậu phộng… đồng thời vẫn tiếp tục giới thiệu cho bé các loại rau của quả, sau 1 thời gian bé cũng sẽ tập ăn.

Nếu trẻ thích ăn đồ ăn vặt quảng cáo trên tivi, bố mẹ cần phân tích những tác hại và thể hiện thái độ kiên quyết, nhất quán trước những đòi hỏi của bé. Mẹ có thể đưa bé đến các trang trại, cửa hàng để bé trực tiếp xem quá trình sản xuất thực phẩm ra sao và cho bé tự chọn món đồ mà bé muốn ăn thử.

Trẻ cũng rất dễ bị ảnh bởi thói quen ăn uống của những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ nên các bậc phụ huynh hãy thiết lập thói quen ăn uống lành mạnh, ăn uống đủ chất, tránh đồ ăn vặt không tốt cho sức khỏe, để làm gương cho con.

3. Cho trẻ ăn đủ, đúng hàm lượng

Các bé thường ăn theo cảm tính nên mẹ cần quan sát cơ địa của bé để cho bé ăn đúng và đủ lượng phù hợp. Có ngày bé ăn nhiều, có ngày ăn ít, tuy nhiên qua 1 thời gian dài, cơ thể bé sẽ tự điều chỉnh định lượng số thức ăn cần cho 1 ngày. Hãy cho trẻ cơ hội được lựa chọn và tự quyết định thứ trẻ muốn ăn.

Cha mẹ thường bắt bé phải ăn hết phần thức ăn trong bát, dùng đồ ăn để dụ trẻ hoặc làm phần thưởng để “hối lộ” bé. Những hành động này không những làm bé biếng ăn hơn mà còn tạo thói quen xấu về ăn uống của bé.

Để đảm bảo bé luôn hứng thú khi ăn, mẹ hãy tạo ra một môi trường ăn uống lành mạnh ở nhà. Cho trẻ ăn những món ăn tươi, nhiều rau xanh với lượng phù hợp, tránh áp dụng các nguyên tắc ăn uống quá khắt khe với trẻ, theo dõi cân nặng của trẻ để tham khảo. Khi bé đã ăn đủ no thì thôi không ép ăn nữa.

4. Chuyên gia dinh dưỡng không ai khác chính là bố mẹ!

Ngoài việc học hỏi để đưa ra một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho con, bố mẹ cũng cần tạo cho mình 1 chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng để bé cũng được hưởng thói quen tốt từ bố mẹ. Cụ thể hơn, nếu bố hoặc mẹ không thích ăn rau thì ngay bây giờ, hãy thử các chiến lược đã cung cấp ở trên và cùng bé thực hiện.

Chúc bạn thành công!

Free 1900.588836