Bé nhà em 10 tháng nặng 8kg, cháu bị đổ mồ hôi trộm nhiều về đêm, nhất là ở vùng sau gáy. Cho em hỏi làm thế nào để khắc phục tình trạng này? (Minh Trang, TT Việt Yên, Bắc Giang).

Trả lời:
Chào bạn, hiện tượng đổ mồ hôi trộm về đêm cần được phân tách là mồ hôi trộm sinh lý hay mồ hôi trộm bệnh lý.
Mồ hôi trộm sinh lý thường ra nhiều ở đầu và cổ, phát sinh vào lúc đi ngủ khoảng 30 phút và khoảng 60 phút sau thì không còn nữa. Trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý vì sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, nếu tăng thêm một chút hưng phấn và kích thích thì sẽ ra mồ hôi trộm để tỏa nhiệt trong cơ thể.
Mồ hôi trộm bệnh lý thường xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh còi xương, lao sơ nhiễm, biểu hiện là đầu trẻ ra nhiều mồ hôi, nhất là khi bú mẹ hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều dù trời lạnh. Kèm theo đó là các biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém…).
Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh cũng thường mắc chứng ra mồ hôi trộm. Đặc biệt, với trẻ dưới 1 tuổi đa phần thiếu vitamin D, đặc biệt vào mùa đông do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất. Trẻ thường hay bị mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy.
Trẻ cũng dễ bị đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm nếu mẹ đắp quá nhiều chăn hoặc phòng ngủ bí quá khiến trẻ toát mồ hôi.
Sau khi xác định các nguyên nhân, nếu bé nhà bạn bị mồ hôi trộm sinh lý thì không cần quá lo lắng vì mồ hôi trộm sinh lý thường không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ.
Nếu do đắp nhiều chăn hoặc không gian phòng ngủ bí bách, mẹ nên thiết kế lại chỗ ngủ để bé cảm thấy thoải mái ngủ và có giấc ngủ ngon nhất.
Nếu do thiếu vitamin D, mẹ cần lập tức bổ sung cho con để sớm cải thiện tình trạng này. Vitamin D3 Dimao dạng xịt được nhiều bà mẹ tin dùng vì tiện sử dụng, chuẩn liều lại có vị dịu ngọt trẻ thích thú. Bạn có thể tìm hiểu và cân nhắc bổ sung cho con nhé!

Free 1900.588836