Canxi đối với cơ thể trẻ có ý nghĩa rất quan trọng, các bậc phụ huynh đều nhận thức được vai trò của canxi đối với sự phát triển của trẻ, tuy nhiên vẫn có những ngộ nhận sai lầm dẫn đến tình trạng trẻ không nhận được đủ canxi, thậm chí có thể gây ra ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe.

Canxi là khoáng chất có mặt nhiều nhất trong cơ thể, có tới 99% lượng canxi dự trữ nằm ở xương và răng. 1% còn lại nằm trong máu. Với cơ thể, canxi không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương mà còn tham gia vào quá trình đông máu, dẫn truyền tín hiệu thần kinh, giúp cơ co giãn, tim đập khỏe, huyết áp ổn định…

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, một chế độ ăn giàu canxi khi còn trẻ vừa giúp củng cố bộ xương trong hiện tại vừa có tác dụng làm giảm nguy cơ loãng xương về sau.

Đa phần các bậc phụ huynh đều nhận thức được tầm quan trọng của canxi đối với cơ thể trẻ nhưng vẫn còn một số ngộ nhận sai lầm khi bổ sung canxi cho con.

Sai lầm 1: Nước hầm xương chứa rất nhiều canxi

Do canxi tồn tại phần lớn trong xương nên nhiều mẹ nghĩ rằng cho con dùng nước hầm xương càng nhiều thì con sẽ nhận được nhiều canxi. Nước hầm xương được dùng để quấy bột, nấu cháo, nấu canh cho con. Thực tế, nước xương tạo cảm giác ngon miệng nhưng ít canxi hơn thịt. Canxi trong xương rất khó hòa tan nên dù mẹ có hầm xương liên tục trong nhiều giờ thì hàm lượng canxi tiết ra trong nước cũng rất ít.

Bên cạnh đó, khi ninh xương, chất béo trong tủy xương thoát ra làm xuất hiện vãng mỡ không tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ. Vì thế, thay vì chỉ cho con ăn nước xương, mẹ nên chế biến các món ăn từ thịt để bổ sung canxi và các chất dinh dưỡng khác.

Sai lầm 2: Rau xanh không có canxi

Không ít mẹ vẫn nghĩ rằng trong rau xanh chỉ có chất xơ và vitamin và bỏ qua mất nguồn canxi thực vật phong phú từ một số loại rau như rau diếp, cải bó xôi, súp lơ, bắp cải, cải xoăn, cần tây… Một số rau khác tuy không chứa nhiều canxi nhưng lại có vitamin K, là yếu tố hình thành osteocalcin, osteocalcin giúp tích tụ canxi vào xương, hạn chế lượng canxi bị thất thoát.

Vì vậy, mẹ đừng quên cho con ăn rau xanh, vừa giúp con tiêu hóa tốt vừa cung cấp các vitamin và khoáng chất cần thiết khác cho cơ thể.

Sai lầm 3: Trộn canxi với thức ăn, sữa

Một số bố mẹ nghiền nát canxi và trộn lẫn với thức ăn hoặc sữa để bé ăn mà không biết rằng biện pháp này rất phản khoa học. Trẻ chỉ có thể hấp thụ tối đa 20% canxi trộn lẫn trong thức ăn, phần còn lại sẽ bị bài tiết sau khi tiêu hóa. Lượng canxi tồn đọng nhiều lâu ngày sẽ gây ra táo bón cho trẻ.

Sai lầm 4: Thường xuyên cho con uống các loại nước ngọt có ga

Đặc điểm chung của các đồ uống có ga là chứa lượng đường khá lớn và khí ga dễ khiến cho trẻ bị đầy bụng. Uống đồ uống có ga trẻ thường cảm giác no, gây ra tình trạng biếng ăn, kéo theo đó là dinh dưỡng không được dung nạp đầy đủ, ảnh hưởng đến quá trình phát triển chiều cao của bé.

Đồ uống có ga chứa nhiều axit photphoric, sẽ ảnh hưởng đến sự hấp thụ canxi của cơ thể. Bên cạnh đó, chúng còn chứa các thành phần gây hại như axit làm hủy hoại men răng, gây sâu răng, làm tổn thương niêm mạc dạ dày…

Tuy nhiên, hầu hết trẻ em lại rất mê loại thức uống này và bố mẹ nhiều khi có tâm lý chiều theo sở thích của con.

Sai lầm 5: Sữa đậu nành chứa nhiều canxi nhất

Một số chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho con uống sữa đậu nành trong trường hợp bé dị ứng hoặc không thể hấp thụ lactose có trong sữa tươi. Trong khi tâm lý một số phụ huynh nghĩ rằng sữa đậu nành giàu canxi rồi nên không để ý bổ sung các thực phẩm giàu canxi khác.

Thực tế, đậu nành và một trong những thực phẩm chứa canxi nhưng hàm lượng không quá nhiều, vì thế mẹ cần tăng cường thêm các nguồn thực phẩm khác để đảm bảo nhu cầu canxi cần thiết cho con.

Sai lầm 6: Thịt bò rất nhiều canxi

Canxi có trong thịt bò khá thấp, hầu như không đáng kể. Thịt bò chứa lượng lớn phốt pho, lưu huỳnh và clo, những chất này lại khiến canxi bị “bốc hơi” canxi và hạn chế khả năng hấp thụ canxi của cơ thể.

Một số thực phẩm giàu canxi có thể kể đến như tôm, cua, ghẹ, lòng đỏ trứng gà…

Sai lầm 7: Tích cực ăn vỏ tôm vì nghĩ vỏ tôm nhiều canxi  

Đây là quan niệm nhiều người mắc phải nhất. Các bác sĩ cho biết, thực chất vỏ tôm chỉ là chất kittin (một dạng polymer) tạo nên vỏ của các loại giáp xác chứ không chứa nhiều canxi mà nguồn canxi chính của tôm chủ yếu ở thịt, chân, càng. Ăn nhiều vỏ tôm còn gây tình trạng khó tiêu hóa. Việc bố mẹ ép trẻ ăn tôm cả vỏ dễ khiến trẻ sợ, biếng ăn, thậm chí nguy cơ hóc vỏ tôm.

Sai lầm 8: Bổ sung sai thời điểm

Nhiều mẹ nghĩ rằng canxi uống lúc nào cũng được, ban ngày bận thì cho uống vào ban đêm. Các chuyên gia y tế khuyến cáo, canxi không nên uống sau 14h, đặc biệt là trước khi đi ngủ vì lượng canxi chưa được bài tiết suốt đêm trong dạ dày sẽ ảnh hưởng tới thận.

Sai lầm 9: Kết hợp thực phẩm chưa đúng

Có một số thực phẩm rất kị nhau, không thể chế biến cùng hoặc không nên ăn cùng nhau. Chẳng hạn như việc kết hợp hải sản giàu canxi với cải bó xôi, đậu phụ, khoai lang sẽ khiến canxi kết tủa thành muối và cơ thể sẽ không thể hấp thu được.

Sai lầm 10: “Bỏ quên” vitamin D

Trong suy nghĩ của không  ít bậc phụ huynh, chỉ cần bổ sung thật nhiều canxi là con sẽ khỏe mạnh và cao lớn mà không biết rằng, canxi chỉ được hấp thu tốt vào cơ thể khi có sự hỗ trợ của vitamin D. Vitamin D được coi là chìa khóa vàng để mở cánh cửa chuyển hóa canxi vào máu, vào thận…

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ cần bổ sung 400 IU vitamin D mỗi ngày để hỗ trợ cơ thể hấp thu canxi, giúp hệ xương răng phát triển, phòng chống còi xương, thúc đẩy chiều cao…

Vitamin D3 dạng xịt Dimao

Sai lầm 11: Nuôi con “lồng kính”

Là việc bố mẹ rất ít cho con được ra ngoài môi trường tự nhiên vận động vui chơi, trong khi hoạt động thể lực vui vẻ sẽ làm tăng mật độ xương. Trẻ cần được vận động, tập luyện ít nhất 1 tiếng mỗi ngày ở nơi có không khí trong lành.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên tập thói quen cho con đi ngủ sớm trước 21h bởi từ 22h đêm đến 2h sáng là thời điểm hoóc-môn tăng trưởng được tiết ra nhiều nhất. Giấc ngủ trong thời điểm này giúp con phát triển cả thể chất lẫn chiều cao.

Sai lầm 12: Bổ sung càng nhiều canxi… càng tốt

Nghĩ rằng canxi càng nhiều càng tốt, một số mẹ bổ sung quá liều cho con dẫn đến tình trạng thừa canxi. Thừa canxi làm con mệt mỏi, chán ăn, sỏi thận, rối loạn canxi máu, tăng huyết áp, có nguy cơ xương cốt hóa sớm khiến trẻ bị lùn. 

Canxi hay bất cứ khoáng chất nào khi bổ sung vào cơ thể cần bổ sung đúng liều lượng theo từng giai đoạn độ tuổi mới mang lại hiệu quả tốt nhất cho trẻ.

Free 1900.588836