Tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều đều không có tác dụng giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D, thậm chí còn khiến trẻ bị sạm da, lão hóa da và tăng nguy cơ ung thư da là khuyến cáo mới nhất của các nhà khoa học trên thế giới.

Tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều đều không tác dụng

Hầu hết các sản phụ sau khi sinh đều được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn nên cho trẻ tắm nắng để tổng hợp vitamin D và các bậc phụ huynh thường cho con phơi nắng trước 9h sáng hoặc trong khoảng từ 5-6h chiều.

Thế nhưng, theo công bố của các nhà khoa học trên thế giới: Tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều đều không có tác dụng giúp cơ thể trẻ tổng hợp vitamin D mà còn nguy cơ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khuyến cáo này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời.


Hầu hết bố mẹ Việt đang tắm nắng sai cách cho con (ảnh minh họa)

Lý giải về điều này, bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan – nguyên Trưởng khoa Nội Cơ xương khớp – Bệnh viện Nhân dân 115 (TP HCM) – người từng có nhiều công trình nghiên cứu về vitamin D cho biết:

Ánh nắng mặt trời bao gồm các loại tia nhìn thấy được (cầu vồng bảy màu) và tia không nhìn thấy được còn gọi tia cực tím (tia UV). Tia UV được chia làm 3 loại: UVA, UVB, UVC với bước sóng và tính chất khác nhau. Tia UVC may mắn bị tầng ozone hấp thu hoàn toàn nên không đến được mặt đất.

Tia UVA có bước sóng dài nhất và chiếm 95% tổng số bức xạ UV trong ánh nắng mặt trời chiếu xuống trái đất. UVA có khả năng xuyên thấu tầng ozone, mây, nước, các lớp kính, quần áo mỏng và ngay cả kem chống nắng không có phổ rộng.

Điều này đồng nghĩa cứ có ánh nắng mặt trời là có tia UVA. Tia UVA xuyên qua được lớp da tới tận lớp hạ bì làm tổn thương tế bào đáy, là nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da. Tia UVA hoàn toàn không có chức năng tổng hợp vitamin D.


Các tia UV và mức bước sóng

Tia UVB là loại tia duy nhất có tác dụng kích thích tiền chất vitamin D3 dưới da chuyển hóa thành vitamin D3. Tuy nhiên, UVB có bước sóng ngắn hơn UVA và chỉ tới được mặt đất trong khoảng thời gian từ sau 9h sáng đến 4h chiều. Trong khoảng thời gian này cũng chỉ có khoảng 5% tổng lượng bức xạ UVB chiếu xuống.

Như vậy, nếu tắm nắng trong khoảng thời gian trước 9h sáng và sau 4h chiều cơ thể sẽ không thể tổng hợp được vitamin D.

Điều này phần nào lý giải vì sao nhiều trẻ dù được phơi nắng đầy đủ nhưng vẫn thiếu vitamin D, đẩy tình trạng trẻ em Việt Nam thiếu vi chất quan trọng này luôn ở mức cao với 50% trẻ thiếu vitamin D và 24,3% trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.

“Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính gây ra tình trạng còi xương, thấp bé, chậm tăng trưởng của trẻ và tăng nguy cơ loãng xương sau này” – bác sĩ Lan cho hay.

Tắm nắng đúng cách như thế nào?

Tác dụng của tia UV lên da là tác dụng cộng dồn, nghĩa là cứ mỗi lần tiếp xúc trẻ sẽ bị ảnh hưởng một chút rồi cộng lại từ từ. Trước 3 tuổi, lớp sừng ở thượng bì của da rất mỏng và ít melanin, da bé hoàn toàn không có khả năng chống lại bức xạ của tia cực tím.


Mức độ tác động của các tia UV đến làn da

Để phòng ngừa những tác hại của ánh nắng mặt trời đối với trẻ, Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ mới đây đưa ra khuyến cáo, trẻ dưới 6 tháng tuổi tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng. Với các bé lớn hơn nên tắm nắng vào thời gian nào?

Theo định luật Shadow trong hấp thụ vitamin D của GS.Edward Gorham, ĐH California (Mỹ), khi độ dài của bóng cơ thể nhỏ hơn chiều cao của cơ thể là thời điểm thích hợp nên tắm nắng.

“Thời gian ánh nắng mặt trời giúp cơ thể sản sinh vitamin D nhiều nhất là giữa trưa, tuy nhiên tắm nắng vào thời điểm này dễ gây hại da. Vì thế, thời gian tắm nắng phù hợp nhất là trong khoảng 9-10h sáng hoặc từ 3-4h chiều. Hầu hết mọi người có thể tạo đủ vitamin D khi ra nắng hàng ngày trong khoảng thời gian nêu trên 10-15 phút với cẳng tay, bàn tay hoặc chân không che chắn và không dùng kem chống nắng” – bác sĩ Lan đưa ra lời khuyên.

Một số thực phẩm như cá hồi, cá thu, lòng đỏ trứng… cũng cung cấp vitamin D nhưng chỉ đủ khoảng 5% nhu cầu cần thiết cho trẻ mỗi ngày. Trong khi theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, trẻ cần được bổ sung 400 IU vitamin D/ngày từ khi sinh ra đến ít nhất 1 tuổi, trẻ từ 1 – 18 tuổi cần 600 – 800 IU/ngày.

Vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị, sử dụng sản phẩm bổ sung vitamin D liều dự phòng hàng ngày là biện pháp hiệu quả giúp trẻ không bị thiếu hụt vi chất quan trọng này.

Nghiên cứu của nhóm MC Satia (Ấn Độ) chỉ ra, bổ sung vitamin D3 dạng xịt ở miệng cho thấy khả năng hấp thu cao hơn từ 2-3 lần so với dạng viên uống. Tuy nhiên, tại thị trường Việt Nam hiện chưa có nhiều sản phẩm dạng xịt ngoài Dimao Vitamin D3 400IU được nhập khẩu trực tiếp từ châu Âu. 

Theo đánh giá của các bậc phụ huynh, sản phẩm này rất tiện dụng nhờ được thiết kế theo dạng xịt, chỉ cần bấm nhẹ, không cần đong đếm. Mỗi nhát xịt chỉ chứa 400 IU vitamin D3 chuẩn liều theo khuyến cáo. Cũng nhờ được xịt trực tiếp vào khoang miệng với hệ mao mạch phong phú, các vitamin D3 với kích thước siêu nhỏ được hấp thu nhanh và vào thẳng vòng tuần hoàn chung không qua gan, tránh được nguy cơ bị phá huỷ bởi dịch tiêu hoá và chuyển hoá bước một ở gan.

Điểm cộng nữa của Dimao Vitamin D3 400 IU là hương dâu vị xylitol tự nhiên dịu ngọt khiến trẻ đặc biệt thích thú. “Mỗi sáng thấy mẹ mang ra là bé nhà mình đã há miệng chờ sẵn rồi, xong còn liếm láp kiểu như đòi nữa ý” – chị Mạc Thị Hường (Nam Sách, Hải Dương) chia sẻ.

Free 1900.588836