Hiểu rõ quá trình phát triển hệ xương giúp bố mẹ có cách tác động khoa học để trẻ tăng chiều cao an toàn và hiệu quả.

Quá trình cốt hóa – “mẫu chốt” trong phát triển chiều cao

Xương hình thành từ khi trẻ ở trong giai đoạn bào thai và phát triển dần theo thời gian lớn lên. Ở trẻ sơ sinh, phần lớn xương được tạo nên bằng chất liệu sụn, sau đó, sụn dần dần biến thành xương qua quá trình cốt hóa.

Theo các nhà khoa học, ở các xương dài, sự tăng trưởng không diễn ra trên toàn bộ chiều dài xương mà tập trung chủ yếu ở hai đầu xương nhờ sụn tiếp hợp nằm giữa các đầu xương này. Đặc biệt là vị trí đầu xương gần gối, chân, gần khớp vai, cổ tay.

Ở trẻ, các lớp sụn mới sẽ liên tục được sinh ra để thay thế những lớp sụn cũ bị canxi hóa trước đó. Các lớp sụn bị canxi hóa sẽ bổ sung dần vào các đầu xương, kích thích xương gia tăng độ dài và tăng trưởng chiều cao.


Sụn tiếp hợp quyết định tốc độ phát triển chiều dài của xương

Sự tăng trưởng xảy ra từ từ trong suốt thời thơ ấu. Sau 8 tuổi, kích thước xương, khối lượng xương và mật độ khoáng chất ở xương sẽ tăng lên khoảng 4%/năm cho đến hết giai đoạn vị thành niên. Quá trình phát triển hệ xương diễn ra nhanh chóng hơn, đặc biệt khi trẻ bước vào giai đoạn dậy thì.

Sau 18 tuổi, sụn tăng trưởng ở đầu xương đã biến đổi thành xương, cốt hóa cố định xương, quá trình phát triển chiều cao gần như đóng lại.

Theo GS. Ludwig Schmitt (Viện Phát triển Con người ở Zurich, Thụy Sĩ – người có nhiều nghiên cứu sâu về sự tăng trưởng), thì: “Sụn tăng trưởng chỉ tồn tại ở trẻ em trước tuổi trưởng thành. Một khi các sụn tăng trưởng đã hoàn tất quá trình chuyển sang xương, chúng không còn khả năng kéo dài xương tuyến tính nữa. Do đó, ở giai đoạn này, tăng trưởng kết thúc và chiều cao cuối cùng được thiết lập (thường là trước 20 tuổi)”.


Sụn tăng trưởng chỉ tồn tại ở trẻ em trước tuổi trưởng thành

Làm thế nào để xương phát triển tốt nhất giúp trẻ tăng chiều cao tối ưu?

Khi sụn tăng trưởng đã hóa thành xương, cơ hội để tăng chiều cao gần như bằng không. Vì thế, GS Ludwig cho rằng, bố mẹ cần đặc biệt chú trọng đến giai đoạn trẻ đang phát triển tự nhiên nhanh nhất, đó là khi trẻ vừa chào đời đến dậy thì. Đây chính là các “cửa sổ cơ hội” cho phép trẻ phát triển tối ưu thông qua lối sống đúng (chế độ dinh dưỡng, chăm sóc và luyện tập phù hợp).

Về dinh dưỡng, trẻ cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất) để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Đặc biệt, cần đảm bảo nguồn “nguyên liệu” đúng và đủ cho quá trình cốt hóa.

Quá trình này cần các nguyên liệu quan trọng gồm canxi, phospho và vitamin D3, vitamin K2 – các yếu tố chính tham gia vận chuyển và hoạt hóa canxi.

Canxi rất cần thiết cho sự phát triển xương tuyến tính khi các sụn tiếp hợp đang “mở”. Thậm chí khi sụn đã “cốt hóa” thành công, canxi cũng cần đảm bảo đủ để duy trì mật độ xương và ngăn ngừa tình trạng suy yếu xương (loãng xương, gãy xương). Cũng giống như canxi, cơ thể cần phospho để xây dựng nên hệ xương chắc và khỏe, đồng thời tạo ra năng lượng và tăng cường sức mạnh của cơ bắp.

May mắn là chúng ta đều có thể nạp đủ lượng canxi và phospho cần thiết cho nhu cầu hằng ngày thông qua chế độ ăn. Trên thực tế, các nguyên tố này ít khi bị thiếu hụt trong cơ thể nếu trẻ có chế độ ăn uống đa dạng.


Thực phẩm giàu canxi cũng chứa nhiều phospho

Đặc biệt, các thực phẩm giàu canxi cũng rất giàu phospho, từ trứng, tôm, cua, cá, thịt lợn, bò, gà, các loại đậu, sữa và chế phẩm từ sữa… Tuy nhiên, canxi muốn hấp thụ và sử dụng hiệu quả tại xương lại phụ thuộc vitamin D3 và K2.

Nếu không có vitamin D3, canxi không thể hấp thụ từ ruột vào máu, không có vitamin K2, canxi không thể đến đúng vị trí cần đến tại xương. Calcitriol – dạng hoạt động của vitamin D3 còn “tạo cốt bào” bằng cách kích thích nguyên bào xương sản xuất Osteocalcin – protein có chức năng gắn canxi vào xương.

Tuy nhiên, Osteocalcin được tạo ra này không thể hoạt động nếu như không có sự hoạt hóa của vitamin K2. Sự có mặt đầy đủ của vitamin K2 trong cơ thể sẽ kích hoạt các Osteocalcin từ dạng bất hoạt sang hoạt động và thực hiện chức năng dẫn đường canxi từ máu đến đúng đích tại xương.


Vitamin D3 và K2 quyết định khả năng hấp thu và gắn canxi vào xương

Cũng nhờ có vitamin D3, phospho được hấp thu tại hệ tiêu hóa vào máu và chuyển hóa vào xương. Vitamin D3 cũng có chức năng cân bằng nội môi canxi, phospho trong cơ thể.

Có thể nói, sự kết hợp giữa D3 và K2 giúp canxi được hấp thu tối đa và sử dụng hiệu quả, giúp quá trình cốt hóa diễn ra tốt nhất để trẻ phát triển chiều cao tối ưu. Nhưng các vi chất này lại không “giàu” trong nguồn thực phẩm trẻ sử dụng hằng ngày. Vì thế, để hỗ trợ hệ xương chắc khỏe và trẻ tăng chiều cao, GS Ludwig cho rằng các bố mẹ nên cân nhắc bổ sung các vitamin thiết yếu như D3 và K2.

Hiện nay việc bổ sung vitamin D3 và K2 để trẻ tăng chiều cao an toàn và hiệu quả đang được nhiều bố mẹ Việt coi trọng. Theo ghi nhận của chúng tôi, các sản phẩm như Dimao Vitamin D3 400 IU và Keovon Vitamin K2 – MK7 dạng xịt đang được phụ huynh lựa chọn nhiều nhất nhờ hội tụ ưu điểm vượt trội hơn hẳn các dòng sản phẩm khác trên thị trường và hiệu quả rõ nét đối với sức khỏe xương và tầm vóc của trẻ.

Được biết, đây là bộ đôi dạng xịt duy nhất hiện nay tại Việt Nam được nhập khẩu trực tiếp từ Châu Âu, được kiểm duyệt chặt chẽ và cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế, không phải hàng xách tay trôi nổi khó kiểm định chất lượng nên được các chuyên gia đánh giá rất cao.

Dạng xịt cũng được nghiên cứu cho khả năng hấp thu vượt trội hơn dạng khác từ 2 – 3 lần nhờ cơ chế xịt vào khoang miệng, các vi chất thẩm thấu trực tiếp qua mao mạch miệng vào thẳng vòng tuần hoàn chung, không bị tác động bởi hệ tiêu hóa như dạng khác.

Bộ đôi tăng chiều cao Dimao Vitamin D3 – Keovon Vitamin K2 – MK7

Sử dụng rất dễ dàng và nhanh chóng, mùi vị dễ chịu khiến các bé rất thích thú khi bổ sung cũng là điểm cộng khiến bộ đôi tăng chiều cao chuẩn khoa học này được các bé và bố mẹ yêu mến.

Bên cạnh việc cung cấp dinh dưỡng đúng và bổ sung đủ các vi chất quan trọng, bố mẹ cũng cần lưu ý cho trẻ vận động để kích thích sụn khớp phát triển và hormone tăng trưởng tiết ra nhiều hơn. Bé nên được tạo thói quen tập thể dục và chơi các môn thể thao phù hợp với độ tuổi, nhất là các bài tập vận động vươn dài người như bật nhảy cao, nhảy ra, đu xà, bơi, bóng rổ, nhảy dây…

Trẻ cũng cần đảm bảo ngủ sớm (trước 10h đêm) và ngủ đủ giấc bởi sự phát triển xương diễn ra chủ yếu vào lúc ngủ và nghỉ ngơi. Trẻ ngủ sâu giấc giúp hormone tăng trưởng hoạt động hiệu quả, kích thích xương dài ra và phát triển cả về cân nặng.

Free 1900.588836