Bác sĩ Hùng Ngô, Thanh Sang, Anh Nguyễn đều khẳng định, tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều đều không có tác dụng tổng hợp vitamin D.

Loạt bác sĩ uy tín lên tiếng về thời gian tắm nắng đúng cho trẻ

Thời tiết ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam đang bước vào giai đoạn nắng nóng cao điểm của mùa hè. Chỉ số tia UV ở các khu vực luôn được cảnh báo vượt ngưỡng an toàn, thậm chí ở một số nơi, chỉ số này đạt mức 12 – mức cực kỳ nguy hiểm.

Câu chuyện “có nên cho trẻ tắm nắng” và “tắm nắng đúng cách” trong thời tiết nóng như đổ lửa này cũng được các mẹ đặc biệt quan tâm. Nhất là khi rất nhiều bác sĩ nổi tiếng lên tiếng khuyến cáo về thời gian tắm nắng đúng cho trẻ trái với quan niệm phổ biến mà các bố mẹ Việt đang hiểu.

Theo bác sĩ Nguyễn Thanh Sang (BV Nhi đồng TP HCM), thời gian tắm nắng đúng là từ 10h trưa đến 3h chiều. Lý do là bởi trong khoảng thời gian này, UVB (tia duy nhất có khả năng kích thích tiền tố vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D) mới tới được Trái đất.

Đồng quan điểm, bác sĩ Hùng Ngô (BV Bạch Mai, Hà Nội) cũng cho rằng thời gian phơi nắng hiệu quả nhất là từ 10h sáng đến 3h chiều, tốt nhất là 12h trưa vì lúc này bức xạ tia UVB cao nhất.

Cũng liên quan đến vấn đề phơi nắng, bác sĩ dinh dưỡng Anh Nguyễn (Hiệp hội Dinh dưỡng Lâm sàng Anh) thông tin, việc tắm nắng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để tổng hợp vitamin D gần đây đã được thay đổi và không còn khuyến khích. Nguyên nhân là do da của trẻ mỏng nên rất nhạy cảm với các tác động của tia UV trong khi thời điểm tắm nắng phù hợp nhất lại trùng với thời điểm có nhiều tia UV nhất.

Khuyến cáo về thời gian tắm nắng được các bác sĩ chia sẻ trên trang cá nhân

Thông tin này ngay lập tức nhận được rất nhiều sự quan tâm của các mẹ bỉm sữa bởi quan niệm chỉ nên cho trẻ phơi nắng trước 8h sáng dường như đã “ăn sâu trong tiềm thức”, trở thành sai lầm phổ biến.

Nhiều mẹ Việt bất ngờ vì từ trước tới nay vẫn được bác sĩ, nhân viên y tế hướng dẫn tắm nắng càng sớm càng tốt hoặc chỉ phơi nắng sau 5h chiều. Sự trái chiều khiến không ít người hồ nghi và băn khoăn. Vậy, vì sao các bác sĩ lại đưa ra khuyến cáo này?

Sự thật về tia cực tím

Theo công bố từ các nhà khoa học trên thế giới, tắm nắng trước 9h sáng hay sau 4h chiều không có tác dụng giúp cơ thể sản sinh vitamin D. Thông tin này được xây dựng dựa vào các kết quả nghiên cứu về sự khác biệt của tác động sinh học giữa các loại tia khác nhau có trong ánh nắng mặt trời.

Theo lý giải của bác sĩ Hồ Phạm Thục Lan (Nguyên trưởng khoa Nội Cơ xương khớp, BV Nhân dân 115, người từng có nhiều công trình nghiên cứu về vitamin D), trong ánh nắng mặt trời chỉ có UVB là tia duy nhất giúp kích thích tiền tố 7-dehydrocholesterol vitamin D dưới da chuyển hóa thành vitamin D.

Tia này có bước sóng khá ngắn (290-320nm), trước 9h sáng hay sau 4h chiều bị hấp thu gần như hoàn toàn bởi tầng ozone, khi tia nắng chiếu thẳng góc với mặt đất (vào giữa trưa), tia UVB hoạt động mạnh nhất.

Các tia UV, bước sóng và thời gian hoạt động

Tia UVA tồn tại mọi lúc khi có ánh nắng mặt trời, có bước sóng dài nhất, có thể xuyên qua da tới tận lớp hạ bì làm tổn thương tế bào đáy, là nguyên nhân hàng đầu gây lão hoá da, sạm da và tăng nguy cơ ung thư da.

Theo tổ chức Skin Cancer Foundation, ánh nắng mặt trời khi tác động lên da sẽ tích lũy dần theo năm tháng và sự chống chọi của da đối với tia cực tím sẽ giảm dần theo thời gian. Vì thế, bố mẹ nên bảo vệ trẻ đúng cách khi còn nhỏ để tránh các bệnh khởi phát sau này.

Khuyến cáo mới nhất từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ chỉ ra, trẻ dưới 6 tháng tuổi nên tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bởi làn da lúc này rất mỏng và nhạy cảm, dễ bị tác động bởi tia UV. Nhiều nước trên thế giới khuyên người dân không nên cho trẻ dưới 2 tuổi tắm nắng.

Làm thế nào để trẻ nhận đủ vitamin D?

Vitamin D thực sự quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vi chất này giúp canxi hấp thụ vào máu, chuyển hóa vào xương, giúp hệ xương phát triển khỏe mạnh. Bác sĩ Sang nói nôm na, nếu xay nát 10 con cua hay cả kg tôm cho con ăn nhưng thiếu vitamin D thì canxi đó sẽ theo đường ruột ra ngoài cơ thể mà không hấp thu được.

Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo, mọi trẻ dù bú mẹ hoàn toàn hay không hoàn toàn đều cần bổ sung 400 IU vitamin D/ngày từ khi sinh ra đến 1 tuổi để phòng ngừa còi xương. Ở lứa tuổi lớn hơn cần liều cao hơn.

Khả năng tác động của các loại tia UV đến da

Câu hỏi đặt ra là, làm thế nào để trẻ nhận đủ vitamin D cần thiết khi thời điểm tắm nắng đúng lại rơi vào khoảng thời gian nguy hiểm tới sức khỏe nhất?

Đầu tháng 2/2019 vừa qua, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra thông báo, nhóm trẻ dưới 5 tuổi nguy cơ cao bị ảnh hưởng bởi tia UV khi phơi nắng và hành vi ăn uống chưa đầy đủ nên khó nhận đủ vitamin D từ thực phẩm, điều đó khiến nhóm trẻ này rất dễ thiếu hụt vitamin D. Các bằng chứng cho thấy, việc bổ sung vitamin D từ chế phẩm bổ sung là cách hiệu quả và an toàn nhất.

Hiện nay trên thị trường các sản phẩm vitamin D3 khá phong phú, chủ yếu là dạng nhỏ giọt. Tuy nhiên, theo bác sĩ Hùng Ngô, dạng này bất tiện vì phải đong đếm từng giọt pha vào sữa hoặc nước cho trẻ uống và không tránh khỏi tình trạng lỡ tay quá liều. Sử dụng sản phẩm dạng xịt như Dimao Vitamin D3 400 IU vừa hiệu quả, vừa tiện dùng lại ít gặp sai lầm.

Bác sĩ Anh Nguyễn dẫn nghiên cứu của TS. Todd (ĐH Ulster, Anh) cho biết, dạng xịt trực tiếp vào miệng như Dimao Vitamin D3 400 IU làm gia tăng khả năng hấp thụ vitamin D vì khoang miệng chứa vô số mao mạch nên vitamin D qua mao mạch miệng vào vòng tuần hoàn chung mà không chịu tác động bởi dịch tiêu hóa.

Bổ sung vitamin D3 dạng xịt Dimao được đánh giá là cách đơn giản và hiệu quả

Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, rất nhiều mẹ Việt sử dụng sản phẩm này lại tỏ ra thích thú không chỉ vì sự tiện dụng, chuẩn liều mà điều đặc biệt là các bé đều rất hợp tác bổ sung nhờ hương dâu vị xylitol tự nhiên dịu ngọt, xua tan nỗi “ám ảnh” khi sử dụng vitamin D3 như một số loại khác.

(Theo Eva.vn)

Free 1900.588836